Thẩm duyệt PCCC – Phòng cháy chữa cháy Tâm Bảo An

Thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC

Quy định Pháp luật về Thẩm duyệt bản vẽ thiết kế PCCC – quy trình thẩm duyệt PCCC.

[toc]

Thẩm duyệt Phòng cháy chữa cháy – Thẩm duyệt PCCC là hoạt động của Cảnh sát PCCC. Đó là công tác đối chiếu bản vẽ thiết kế PCCC với các quy định của Pháp luật và các văn bản quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn bắt buộc về PCCC…

Điều 6 của Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định:

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam.

 

Phòng cháy Bảo An là đại diện hỗ trợ doanh nghiệp về tư vấn, thiết kế bản vẽ thẩm duyệt PCCC, hướng dẫn quy trình thẩm duyệt PCCC đối với doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PCCC, chúng tôi đảm bảo tư vấn, hỗ trợ tận tình, giúp quý khách hoàn thiện hồ sơ thẩm duyệt PCCC một cách nhanh nhất.

 

Tư vấn về dịch vụ PCCC
Tư vấn về dịch vụ PCCC

Việc hoàn thiện hồ sơ thẩm duyệt PCCC quý khách thường đặt ra một số câu hỏi như sau:

Danh mục hồ sơ xin thẩm duyệt PCCC:

Theo mục 3, Điều 15 của Nghị Định 79/2014/NĐ-CP:

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau:

Hồ sơ

a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

– Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;

– Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.

b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

– Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;

– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

– Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;

– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

Các công trình phải thẩm duyệt PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

Theo mục 2, Điều 15 nghị định 79/2014/NĐ-CP:

2. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.

b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải.

PHỤ LỤC IV NGHỊ ĐỊNH 79:

[expander_maker id=”3″]

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH DO CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.

3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.

4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.

8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.

9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.

10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.

15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.

17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện…) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.

18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt./.

[/expander_maker]

Chi phí thẩm duyệt PCCC:

Bản vẽ kỹ thuật

Căn cứ theo Thông tư 258/2016/TT-BTC về QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY:

1. Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là mức thu phí thẩm duyệt) đối với dự án xác định theo công thức sau:

2
Trong đó:

– Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo quy định tại Nghị định số 32/2015/ NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).

– Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án ghi trong Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:

 1
Trong đó:

– Nit là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).

– Git là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).

– Gia là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).

– Gib là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).

– Nia là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).

– Nib là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).

Quy định về thẩm duyệt PCCC:

Luật PCCC

Các quy định về thẩm duyệt PCCC được cụ thể trong các văn bản pháp luật của PCCC như sau:

– Điều 15, Luật PCCC Luật số: 27/2001/QH10 (Luật này được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2013 Luật số: 40/2013/QH13).

– Điều 15, Nghị định 79/2014/NĐ-CP về thẩm duyệt PCCC (và yêu cầu PCCC tại điều 12-13)

– Điều 7, Thông tư 66/2014/TT-BCA về thẩm duyệt thiết kế PCCC.

Quy định về pháp luật được cụ thể theo các cấp: Luật là cao nhất, Nghị định để hướng dẫn Luật và Thông tư để hướng dẫn thực hiện Nghị định. Về cơ bản thì nội dung của những quy định này gần như giống nhau.

Quy trình thẩm duyệt thiết kế PCCC:

Thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC
Thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC

Thẩm duyệt PCCC là bước bắt buộc trước khi thực hiện thi công công trình PCCC đối với các công trình trong diện phải thẩm duyệt. Nói cách dễ hiểu, thẩm duyệt PCCC là văn bản chấp thuận phương án thiết kế PCCC. Khi nào được chấp thuận chúng ta mới tiến hành thi công được. Các bước để thẩm duyệt PCCC như sau:

  1. Đầu tiên, trước khi tiến hành thi công một hệ thống PCCC, quý khách cần lựa chọn một đại diện công ty chuyên ngành PCCC, có đủ giấy tờ pháp lý, chuyên môn lĩnh vực PCCC để tư vấn và đưa ra phương hướng thiết kế phù hợp nhất.
  2. Bước hai, tùy thuộc vào công trình, yêu cầu bên chủ đầu tư đề ra, thống nhất phương án thiết kế hệ thống PCCC, bên công ty chuyên ngành sẽ thể hiện phương án đã thống nhất lên bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật PCCC này là hồ sơ quan trọng để thẩm duyệt PCCC.
  3. Bước ba, sau khi thống nhất bản vẽ thiết kế PCCC. Thông thường, bên công ty chuyên ngành sẽ đưa kỹ thuật viên lên cùng làm việc với Cảnh sát PCCC để xem xét, điều chỉnh các sai sót và yêu cầu riêng về kỹ thuật của Cảnh sát PCCC. Hoàn thiện bản vẽ theo đúng quy định (đây là bước khó nhất trong quy trình).
  4. Bước bốn, bên doanh nghiệp hoàn thiện bổ sung các hồ sơ còn lại. Trong khoảng thời gian ngắn nhất hồ sơ được chấp thuận, Cảnh sát PCCC cấp cho doanh nghiệp “Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC”. Từ đây, bên thi công PCCC có thể tiến hành thi công hệ thống PCCC.
  5. Bước năm, sau khi thi công hoàn thành, bên doanh nghiệp tiếp tục làm thủ tục nghiệm thu PCCC. Có thể liên hệ lại bên tư vấn PCCC hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ. Sau bước nghiệm thu PCCC. Công trình phòng cháy có thể đi vào hoạt động. 

Thời hạn giải quyết thẩm duyệt PCCC:

Thời hạn thẩm duyệt PCCC
Thời hạn thẩm duyệt PCCC

Quy định tại Mục 5 Điều 15 Nghị Định 79/2014/NĐ-CP:

5. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

a) Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.

b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.

c) Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.

d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C.

Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

Chung quy đối với thiết kế hệ thống PCCC, thời hạn trả lời hồ sơ thẩm duyệt từ khi nhận là trong 10 người làm việc. Nhưng chúng ta không thể khẳng định trong 10 ngày làm việc sẽ được chấp thuận, nếu trong quá trình thẩm duyệt PCCC phát hiện những sai sót, không đúng quy định, thì bên Cảnh sát PCCC sẽ gửi trả lời, phải điều chỉnh và gửi lại hồ sơ. Vì vậy, để không tốn thời gian thì việc thực hiện bản vẽ thiết kế chính xác và đúng quy định là rất cần thiết.

Mẫu đơn xin thẩm duyệt PCCC – các giấy tờ khác:

Đơn xin thẩm duyệt thiết kế PCCC
Đơn xin thẩm duyệt thiết kế PCCC
Chứng nhận thẩm duyệt PCCC
Chứng nhận thẩm duyệt PCCC
Bản vẽ thẩm duyệt PCCC
Bản vẽ thẩm duyệt PCCC

Phòng cháy Bảo an – Đơn vị tư vấn Thẩm duyệt PCCC uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp:

Phòng cháy Bảo An, công ty chuyên hoạt động trên lĩnh vực PCCC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phòng cháy, đã tư vấn, thiết kế, thi công cho rất nhiều công trình từ Trường học, bệnh viện, khách sạn, chung cư, doanh nghiệp lớn nhỏ. Với đội ngũ chuyên nghiệp, bằng cấp cao trong lĩnh vực PCCC.

Tư vấn thẩm duyệt PCCC
Tư vấn thẩm duyệt PCCC

Chúng tôi đảm bảo tư vấn, hỗ trợ giúp cho quý khách hoàn thiện hồ sơ PCCC trong thời gian nhanh nhất. Với phương châm Uy tín – chất lượng – giá thành cạnh tranh. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ. Hotline: 0909.295.112.

 

>>>Xem thêm các dịch vụ tư vấn các thủ tục PCCC>>>

– Bản vẽ thiết kế thẩm duyệt PCCC – Bản vẽ hệ thống phòng cháy.

Thêm bình luận

Thông tin liên hệ sẽ được giữ bí mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *