Cách thoát nạn khi có cháy ở chung cư, tòa nhà cao tầng

Cách Thoát Nạn Khi Có Cháy ở Chung Cư, Tòa Nhà Cao Tầng

Chung cư, toà nhà cao tầng,.. là khu vực dễ xảy ra sự cố cháy nổ nhất, khó xử lí hoả hoạn nhất, đa dạng về chất cháy nhất, hoạt động thoát nạn, sơ tán phức tạp nhất,.. Tuy nhiên, với giá đất ngày càng cao, chi phí tự xây dựng nhà ở ngày càng lớn,.. nên đa số người dân, đặc biệt là các hộ sinh sống ở thành phố lớn thường hay chọn nơi ở là chung cư, toà nhà cao tầng để giảm chi phí mua bán. Vì vậy để đảm bảo được tính mạng, tài sản của cá nhân tại môi trường sinh sống phức tạp như trên, người dân tại đây cần tự trang bị cho bản thân những kỹ năng xử lí khi có sự cố cháy nổ xảy ra như cách thoát nạn, xử lí đám cháy,…

Xử lý khi phát hiện có đám cháy xảy ra

Xử lý khi phát hiện có đám cháy xảy ra
Xử lý khi phát hiện có đám cháy xảy ra

Khi phát hiện có đám cháy xảy ra, cần thực hiện 07 bước vàng sau:

Bước 1: Giữ thái độ ổn định, bình tĩnh:

  • Xác định nơi xảy ra cháy một cách nhanh chóng;
  • Đưa ra những phương pháp xử lí đám cháy an toàn;
  • Xác định rõ thứ tự những việc cần làm.

Bước 2: Báo động, hô hoán cho người có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sự cố biết:

  • Thông báo cho mọi người xung quanh biết bằng nhiều hình thức (la to, thông báo qua loa, gõ cửa,…) 
  • Nhấn chuông báo động khẩn cấp của hệ thống báo cháy

Bước 3: Tiến hành ngắt toàn bộ điện tại khu vực liên quan

  • Ngắt cầu dao tổng, aptomat tổng của hệ thống điện
  • Lưu ý thực hiện hoạt động trên cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ có cách điện
Xem thêm:   Cập nhật quy định về bảo dưỡng hệ thống PCCC năm 2024

Bước 4: Liên hệ, tìm sự hỗ trợ từ lực lượng chức năng tại khu vực

  • Gọi điện thoại ngay vào số 114; hoặc số hotline của Đội CS PCCC khu vực;
  • Có thể trực tiếp nhờ người dân bên ngoài, xung quanh tới đồn CA gần nhất để trình báo;

Bước 5: Dùng các phương tiện chữa cháy, phương tiện hỗ trợ tại hiện trường để xử lí đám cháy hoặc thoát nạn

  • Sử dụng bình chữa cháy hoặc nước sinh hoạt (lưu ý: không sử dụng cho đám cháy xăng dầu, điện,..),…  nhằm dập tắt nguồn cháy;
  • Dùng mền chống cháy, mặt nạ phòng độc,.. để bảo vệ bản thân bởi khói đám cháy;

Bước 6: Tìm và cứu người bị nạn

  • Tìm kiếm và hỗ trợ cứu người bị nạn do sự cố đám cháy xảy ra
  • Mang người bị nạn đến nơi an toàn
  • Đối với những nạn nhân khó di chuyển do đám cháy, bị thương hoặc khả năng thoát khỏi đám cháy thấp thì nên đợi lực lượng chuyên trách tới hỗ trợ

Bước 7: Sơ tán tài sản

Trong trường hợp hết người bị nạn, nguy hiểm do vụ cháy gây ra không còn cao, cần đưa tài sản, hàng hoá, chất dễ cháy,… ra khu vực an toàn, tránh bị tác động bởi đám cháy

Đây là 07 bước vàng được các chuyên gia về công tác Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ hướng dẫn người dân thực hiện trong công tác xử lí hoả hoạn. Người dân cần nhớ chính xác để thực hiện đúng, đủ và chú ý kĩ những lưu ý của từng hoạt động. Đồng thời, để hỗ trợ những bước trên, cá nhân từng người cần: ghi nhớ số điện thoại của lực lượng chức năng tại khu vực gần nhất, tham gia tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đầy đủ, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu tại cửa hàng uy tín, chất lượng,…

Xác định vị trí cháy để kịp thời xử lý đám cháy để kịp thời thoát nạn

Xác định vị trí cháy để kịp thời xử lý đám cháy để kịp thời thoát nạn
Xác định vị trí cháy để kịp thời xử lý đám cháy để kịp thời thoát nạn

Cần xác định chính xác khu vực xảy ra cháy bằng nhiều hình thức như quan sát bằng mắt, nghe ngóng bằng tai,…

Xem thêm:   Giới thiệu về bản vẽ thiết kế PCCC

từ đó đưa ra phương hướng xử lí đám cháy hoặc thoát nạn hợp lí, tránh bị thiệt hại về tính mạng và của cải.

Cách xử lý để tránh ngạt khói khi có cháy

Khi sự cố cháy nổ xảy ra, nguyên nhân tử vong của các nạn nhân không phải do ảnh hưởng của nhiệt độ hoặc lửa mà đa phần do ngạt khói của đám cháy. Vì thế khi xảy ra sự cố cháy, để đảm bảo an toàn tính mạng, người dân cần bình tĩnh, tìm khu vực ít khói, tìm cách hạn chế bị ngạt khói. Sau đây là một số biện pháp:

Xác định lối thoát nạn không có khói

Trong khi tìm đường thoát nạn, cần xác định xem có khói hoặc đám cháy xảy ra không.

*  Nếu đường thông thoáng, không có cửa, phải quan sát bằng mắt xem khu vực sắp di chuỷen tới có khói và lửa không, nếu không thì tiếp tục di chuyển, có thì thay đổi hướng di chuyển.

* Nếu di chuyển tới khu vực có cửa, trước khi mở cửa cần chạm mu bàn tay vào cánh cửa để thử xem nhiệt độ của cửa có cao không? nếu cao thì chứng tỏ khu vực ngoài cửa đang xảy ra sự cháy, tuyệt đối không mở cửa để di chuỷen vào, còn nếu nhiệt độ cửa bình thường thì khu vực sau cửa khá an toàn, có thể di chuyển tới.

Xử lí trong nhà nếu lối thoát nạn nhiễm khói

Trường hợp khi bạn đang trong phòng, nhà mà đám cháy xảy ra ngoài phòng, ngoài hành lang cần đóng kín cửa, dùng giẻ ngâm nước bịt kín các khe hở cửa, khe thông khí,.. để tránh khói xâm nhập qua cửa vào phòng, nhà.

Tại ban công hành lang, có thể sử dụng thang thoát hiểm để thoát nạn

Lưu ý trong quá trình thoát nạn

Trong khi di chuyển, cần sử dụng khăn, vải thấm nước để bịt miệng, mũi, đường hô hấp,.. tránh bị ngạt khói. Cần di chuyển sát tường, cúi thấp người, áp sát mặt sàn để tránh hít phải khói trong quá trình di chuyển.

Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, nếu lối thoát nạn ra ngoài thông thoáng và an toàn thì cố gắng tìm cách di chuyển ra càng nhanh càng tốt, còn lối thoát nạn bị nhiễm khói hoặc xảy ra cháy tại lối thoát nạn thì cần di chuỷen ra cửa sổ, hành lang ban công để hạn chế bị ảnh hưởng bởi khói, lửa và có thể hô hoán, nhờ sự hỗ trợ của lực lượng chức năng, người dân xung quanh dễ hơn.

Xem thêm:   Tư vấn hệ thống phòng cháy chữa cháy khách sạn và nhà nghỉ

Trường hợp hít phải khói khi xảy ra sự cố là vấn đề thường gặp cho những nạn nhân của sự cố, vậy trường hợp này cần xử lí như thế nào:

  • Dùng khăn tẩm nước, bị miệng và mũi cho nạn nhân;
  • Di chuyển nạn nhân tới khu vực thoáng khí, ít khói;
  • Nếu nạn nhân bất tính thì kiểm tra nhịp đập, đường thở và tiến hành hô hấp nhân tạo nếu cần;
  • Kiểm tra đường thở và lấy vật cản, làm thông thoáng đường thở của nạn nhân như tàn cháy, dãi, đờm,…
  • Đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất hoặc đưa tới khu vực có lực lượng chức năng hỗ trợ

Các phương tiện hỗ trợ xử lí và thoát nạn trong sự cố cháy nổ xảy ra tại chung cư, nhà cao tầng

  • bình chữa cháy: là phương tiện chữa cháy ban đầu, giúp xử lí đám cháy, dập tắt đám cháy khi có cháy xảy ra;
  • thang thoát hiểm: thường được lắp đặt ngoài ban công, giúp người dân thoát nạn nếu lối thoát nạn của toà nhà nhiễm khói hoặc bị ảnh hướng bởi đám cháy;
  • mặt nạ phòng độc: giúp người dân hạn chế hít phải khói bụi, tránh ngạt khói trong quá trình di chuỷen thoát nạn hoặc đợi sự hỗ trợ của lực lượng chức năng.
  • Mền chống cháy: giúp người dân che chắn, trùm để giảm sự ảnh hướng của đám cháy đối với cơ thể hoặc đồ vật.

Ngoài ra, còn nhiều phương tiện trong phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tiện dụng khác, hãy liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan tới công tác trên để có thể hiểu và trang bị tốt hơn cho căn nhà của bạn.

Công ty TNHH Tâm Bảo An cam kết sẽ tư vấn, hướng dẫn và cung cấp các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ cho tính mạng tài sản của bạn trước nguy cơ xảy ra cháy nổ tại các hộ gia đình

Mọi chi tiết liên hệ

  • CÔNG TY TNHH TÂM BẢO AN
  • MST: 0313800188
  • Địa chỉ: Số 71/13 Liên Khu 5-11-12, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • VPGD: Số 91 đường số 3 KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 02866.818.660 – 0902.306.114
  • Email: tambaoanpccc@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *