Việc đầu tư một hệ thống PCCC cho công trình của bạn là một điều vô cùng thiết yếu. Bởi nó có thể đảm bảo được tài sản và tính mạng của con người không bị thiệt hại quá lớn. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống PCCC là một chuyện, bên cạnh đó chúng ta cần phải thực hiện bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC thường xuyên để tránh hư hỏng hệ thống.
Các quy định về bảo trì hệ thống PCCC
Việc thực hiện bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC giúp vận hành chữa cháy tốt khi có sự cố xảy ra, hệ thống sẽ thực hiện nhịp nhàng với hệ thống cảnh bảo, thực hiện khoanh vùng địa điểm cháy và truyền định vị cháy đến trung tâm. Việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC sẽ không thực hiện một cách đơn giản, mà phải theo quy định về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC.
Một số quy định về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC:
- Quy định của luật phòng cháy chữa cháy quy định một năm cần bảo trì hệ thống PCCC, bảo trì chính thức và tổng hệ thể một hệ thống và kiểm tra các định kỳ những phương tiện chữa cháy theo định kỳ 3 tháng/ lần. Đối với các nhà máy, công ty, xí nghiệp thì 6 tháng/ 1 lần và được thực hiện với đơn vị có chuyên môn về bảo trì hệ thống PCCC (theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001).
- Các hệ thống chữa cháy tự động, hoặc bán tự động thì cần được bảo dưỡng tối thiểu mỗi năm một lần, đảm bảo hệ thống diễn ra trơn tru và vận hành tốt khi sự cố diễn ra.
- Thực hiện bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, hoặc bán tự động đều phải tuân theo các quy định và chỉ dẫn của nhà cung cấp
- Các vật dụng được sử dụng trong hệ thống báo cháy thì phải được rà soát về chất lượng, chủng loại có phù hợp hay không. Phải được cơ quan có thẩm quyền đến nghiệm thu các hệ thống báo cháy tự động sau khi lắp đặt xong, và trước khi đi vào hoạt động.
Các quy định về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC
Quy trình bảo trì hệ thống PCCC
1. Bảo trì hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy là người quan sát 24/7, luôn trong trạng thái đề cao cảnh giác. Cảnh báo cháy luôn phải kịp thời và nhanh chóng để thực hiện có thể dập tắt đám lửa nhanh chóng khi chúng mới chỉ là ngọn lửa nhỏ. Vì thế, tầm quan trọng của hệ thống báo cháy là rất lớn, chúng sẽ phải làm việc không kể ngày đêm, vì thế việc bảo trì hệ thống báo cháy là vô cùng cần thiết. Việc bảo trì hệ thống này cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, kiểm tra kỹ càng và chi tiết cả phần cứng lẫn phần mềm của hệ thống. Hệ thống báo cháy có hai phần là báo cháy và báo nhiệt, ở mỗi khu vực tính năng cảnh báo khác nhau, vì thế nhân viên thực hiện bảo trì cần có chuyên môn cao khi thực hiện:
Bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy sẽ bao gồm các bước sau:
- Bảo trì bảo dưỡng hệ thống tủ báo cháy trung tâm. Thực hiện vệ sinh và rà soát lại toàn bộ hệ thống, kiểm tra nguồn điện và điện trong bình acquy của tủ có vị chấy chập, dây điện có bị đứt hay hở không. Đầu báo nhiệt, đầu báo khói sẽ được tháo rời để vệ sinh và kiểm tra riêng bằng máy test chuyên dụng.
- Thực hiện kiểm tra nút ấn khẩn cấp thống báo báo cháy, chuông báo cháy, còi báo cháy…
- Thực hiện kiểm tra và thay thế những đầu nối, dây điện bị hư hỏng, bị ngấm nước, bị hở hoặc bị chuột gặm… Hãy thay toàn bộ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống
- Rà soát toàn bộ những mối nối của toàn bộ hệ thống, chạy thử ở trong tình huống giả định.
2. Bảo trì hệ thống chữa cháy tự động sprinkler
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler đang là hệ thống chữa cháy được sử dụng một vòi xả kín để ở chế độ thường trực, lúc nào cũng sẵn sàng phun nước để dập đám cháy. Những vòi của hệ thống chữa cháy tự động sẽ được kích hoạt, khi cảm biến của hệ thống cảm nhận được nhiệt độ xung quanh thay đổi đến một giá trị nhất định. Hệ thống chữa cháy Sprinkler chữa cháy theo từng điểm cháy, linh hoạt và tối ưu hơn.
Hệ thống chữa cháy Sprinkler thường được lắp đặt ở những vị trí có nguy cơ cháy thấp hoặc trung bình. Đặc điểm của hệ thống này là trong đường ống luôn có một dòng nước hoặc một hóa chất dập cháy, nó sẽ duy trì ở một áp lực nhất định khi phun ra bên ngoài.
Các bước thực hiện bảo trì bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:
- Tháo đầu phun của hệ thống chữa cháy Sprinkler
- Thực hiện kiểm tra, vệ sinh đầu phun của hệ thống
- Khử cặn bẩn ở hệ thống lâu ngày bị tích tụ
- Bảo trì các bộ phận khác như: hệ thống van, hệ thống bơm, bơm chữa cháy…
3. Bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy vách tường là một hệ thống được coi là phổ biến nhất ở mọi công trình. Hệ thống thường được lắp đặt ở các khu vực xung quanh vách thưởng, khu vực cầu thang thoát hiểm, hành lang…Hệ thống liên kết với hệ thống họng lấy nước để tự động phun nước khi có đám cháy. Khi thực hiện kích hoạt chữa cháy bằng hệ thống chữa cháy vách tường, thì chỉ cần mở van khóa ở tủ PCCC, ngay lập tức có dùng nước áp suất cực lớp sẽ được phun ra, dập tắt đám lửa ngay lập tức.
Các bước bảo trì bảo dưỡng hệ thống chữa cháy vách tường:
- Kiểm tra, sửa chữa và đảm bảo các thiết bị được đặt đúng chỗ, đúng vị trí hoạt động.
- Kiểm tra các máy móc trong hệ thống như máy bơm xăng, diesel, đường ống, sprinkler… luôn đầy đủ nhiên liệu, sạch sẽ, luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
- Chạy thử hệ thống và kiểm tra lại những vị trí nghi ngờ có sự hỏng hóc.
- Kiểm tra máy bơm, đồng hồ volt, ampe, hoạt động của tủ…
- Kiểm tra và bảo trì hệ thống cầu giao, cầu giao tổng, các cầu giao điều khiển máy bơm có hoạt động bình thường và ổn định hay không.
- Kiểm tra lại toàn bộ đường ống có bị rò rỉ hay không, đồng hồ đo áp lực có bị hoạt động bình thường hay không…
Bảo trì từng hệ thống PCCC
4. Bảo trì hệ thống máy bơm PCCC
Máy bơm PCCC là một thiết bị thiết yếu và quan trọng nhất cho hệ thống chữa cháy. Máy bơm không chỉ đáp ứng được việc phòng cháy trong cứu hỏa mà còn cung cấp nước cho người dân xung quanh sử dụng.
Quy trình bảo trì hệ thống máy bơm PCCC:
- Kiểm tra lại các bulong, ốc vi của máy bơm, các mối nối, các liên kết, chi tiết linh kiện, các đầu dây điện. Đặc biệt, các ốc bánh xe đối với các loại bánh rơ moóc. Kệ đỡ bình định cấn sự ổn định, không được xê dịch khi chuyển động máy cháy.
- Kiểm tra nguồn nước cho máy bơm, kiểm tra nhiên liệu, thay dầu bôi trơn định kỳ và đảm bảo ở đúng vạch quy định, không rò rỉ ra bên ngoài.
- Kiểm tra và bảo trì các hệ thống nguồn điện, dẫn truyền sự bắt chặt bình ắc quy ở kệ đỡ
- Khởi động động cơ máy bơm PCCC, kiểm tra chấn zoong mồi nước, bơm ly tâm…
- Kiểm tra các trang thiết bị phụ trợ chữa cháy máy bơm ở từng vị trí chữa cháy.
5. Bảo trì hệ thống exit, chiếu sáng khẩn cấp
Hệ thống chiếu sáng PCCC sẽ bao gồm:
- Đèn chiếu sáng cho khu vực thoát hiểm: hoạt động liên tục 24/7
- Hệ thống chiếu sáng khi sự cố xảy ra: chỉ được bật trạng thái khi có sự cố diễn ra
Những hệ thống đèn này đều có khả năng làm sáng trong trường hợp khẩn cấp chỉ dẫn đường cho người trong khu vực thoát nạn, để có thể nhanh chóng đến khu vực an toàn.
Các bước bảo trì hệ thống:
- Ngắt điện tạm thời khu vực thi công bảo trì
- Làm vệ sinh các thiết bị chiếu sáng
- Thực hiện kiểm tra đường dây điện có an toàn hay không, có bị đứt hoặc chập ở đâu. Nếu đường dây có vấn đề thì ngay lập tức thay thế bằng đường dây mới.
- Kiểm tra bình điện của đèn và thay thế các bóng đèn bị hỏng, hết hạn sử dụng.
- Kiểm tra đường dẫn với hệ thống điện chính của công trình, rơle tự động chiếu sáng và tự động ngắt với nguồn điện chính khi có sự cố.
Thực hiện bảo trì các bộ phận của hệ thống PCCC
6. Bảo trì hệ thống bình chữa cháy
Hệ thống bình chữa cháy là một thiết bị PCCC phổ biến rộng rãi bởi tính linh hoạt, gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng và trang bị ở tất cả mọi nơi. Thực hiện bảo trì bình chữa cháy không chỉ tuân theo các quy định bắt buộc chung của luật PCCC mà còn đảm bảo sự an toàn của mọi người khi có sự cố xảy ra. Dù bình chữa cháy đã được sử dụng hay chưa thì vẫn nên bảo trị hệ thống theo định kỳ bới các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, để biết được những lỗi trong hệ thống bình chữa cháy kịp thời thay thế sản phẩm mới.
7. Kiểm tra và bảo dưỡng đầu báo khói, báo cháy
Cuối cùng là bảo trì đầu báo khói, báo cháy của hệ thống báo cháy. Việc bảo trì hai bộ phận này cực kỳ quan trọng, bởi chúng chính là phương tiện tiếp nhận thông tin, những biến động về nhiệt độ không khí để truyền tin đến hệ thống báo cháy. Để thực hiện lắp đặt hệ thống cứu hỏa như vòi phun nước, đầu báo khói, đầu báo nhiệt thì ta cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
- Thang chữ A
- Đồng hồ đo điện
- Kim
- Tovit
- Bút đo điện kế
- Chổi sơn và khăn sạch
Bước đến là tiến hành thực hiện bảo trì, bạn tháo đầu báo khói, báo nhiệt xuống theo một góc 30 độ. Làm vệ sinh đầu báo khói, sử dụng đồng hồ đo điện đảm bảo điện áp duy trì ở mức 18 đến 24 V. Bước tiếp theo là tiến hành vệ sinh bằng chổi sơn và khăn lau, lau sạch bụi bẩn trong đầu báo khói. Và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống nếu không còn vấn đề gì nữa thì có thể lắp đặt lại như ban đầu.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp được quy trình bảo trì bảo dưỡng các hệ thống PCCC. Nếu bạn muốn tìm kiếm một đơn vị bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC uy tín thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua website này nhé
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn đến từ Đại học PCCC- BCA cùng các kỹ sư đầu ngành trong lĩnh vực PCCC, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công, bảo trì hệ thống PCCC và vật liệu chống cháy hàng đầu của Việt Nam. Tâm Bảo An luôn đi đầu, tiên phong và cùng đồng hành cùng quý công ty về sự an toàn của xã hội và hạnh phúc của mọi nhà.
Mọi chi tiết liên hệ
- CÔNG TY TNHH TÂM BẢO AN
- MST: 0313800188
- Địa chỉ: Số 71/13 Liên Khu 5-11-12, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- VPGD: Số 91 đường số 3 KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 02866.818.660 – 0902.306.114
- Email: tambaoanpccc@gmail.com
Đăng ký tư vấn và tải bảng giá