Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại vữa chống cháy hay còn gọi là thạch cao chống cháy với các biện pháp thi công, cách thi công khác nhau. Vữa chống cháy được sử dụng chủ yếu là loại vữa để nâng bậc chịu lửa cho kết cấu thép của công trình đảm bào giới hạn chịu lửa theo quy chuẩn PCCC.
Hãy cùng với công ty chúng tôi tìm hiểu về vữa chống cháy cũng như các biện pháp thi công vữa chống cháy theo đúng QCVN06:2022/BXD do Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Bộ Xây dựng và Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an phối hợp biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Vữa chống cháy kết cấu thép là gì?
Vữa chống cháy hay còn có tên gọi khác là hỗn hợp thạch cao chống cháy là hỗn hợp bao gồm thạch cao Vermiculite và gốc xi măng Portland kết hợp cùng các phụ gia khác để tạo thành một tổng thể các chất có thể bám trên các bề mặt kim loại hoặc các bề mặt khác để tạo ra một hợp chất có thể ngăn chặn việc truyền nhiệt vào cấu kiện kim loại từ đó đảm bảo giới hạn chịu lửa cho công trình.
Khi nào phải thi công vữa chống cháy cho kết cấu thép
Không phải công trình nào cũng phải thi công vữa chống cháy, để nâng bậc chịu lửa cho công trình thì có nhiều biện pháp trong đó có biện pháp sử dụng vữa chống cháy. Trong đó cần bọc phủ các lớp bảo vệ lên cấu kiện nhằm tăng hả năng chịu lửa hoặc làm giảm tính nguy hiểm cháy của kết cấu đó. Tại phụ lục F của QCVN 06:2022/BXD quy định giới hạn chịu lửa định danh của 01 số cấu kiện và để áp dụng nâng bậc chịu lửa thì sử dụng các biện pháp về vữa chống cháy ví dụ như như: Tại bảng F7 cột chống bằng thép được bọc bảo vệ với điều kiện khối lượng cột trên 1 mét dài không nhỏ hơn 45kg tại mục B/2 sử dụng bê tông pumice có cốt thép tại tất cả các mạch ngang, không trát có độ dày 50mm đảm bảo giới hạn chịu lửa R30, R60, R90, R120, R180
Các loại vữa chống cháy phổ biến hiện nay
Hiện nay có 04 loại vữa chống cháy hay còn gọi thạch cao chống cháy, bê tông Pumice phù hơp với việc thi công các công trình. Có thể phân loại các loại vữa chống cháy theo việc áp dụng Quy chuẩn của bộ xây dựng là QCVN 06:2021/BXD thay thế bằng QCVN 06:2022/BXD
Thi công vữa chống cháy áp dụng theo QCVN 06:2021/BXD thì loại vữa chống cháy áp dụng quy chuẩn này có 02 loại là: Vermiculite thạch cao hoặc Perlite thạch cao để thi công bằng phương pháp dạng rỗng áp dụng cho cột và dầm kèo và Vermiculite xi măng thi công bằng phương pháp dạng đặc áp dụng cho dầm kèo. Khi tư vấn nhiều đơn vị bị nhầm lẫn về biện pháp và cách thức thi công khi áp dụng các quy chuẩn (Chúng tôi sẽ cung cấp biện pháp thi công vữa chống cháy theo QCVN 06:2021/BXD)
Vữa chống cháy áp dụng theo QCVN 06:2022/BXD là loại vữa chống cháy có 02 tên gọi là thạch cao hỗn hợp chống cháy và bê tông Pumice chống cháy. Cả 02 loại này đều thi công theo dạng rỗng. Áp dụng bê tông Pumice để nâng bậc chịu lửa cho cột và hỗn hợp thạch cao chống cháy để nâng bậc chịu lửa cho dầm kèo (Chúng tôi sẽ cung cấp biện pháp thi công vữa chống cháy theo QCVN 06:2022/BXD)
Chi tiết tại: Vữa chống cháy là gì? Các loại vữa chống cháy phổ biến hiện nay
Báo giá sản phẩm và thi công vữa chống cháy cho kết cấu thép hiện nay?
Có 02 hình thức là cung cấp sản phẩm vữa chống cháy và thi công trọn gói vữa chống cháy.
Đối với cung cấp sản phẩm có giá từ 18.000 đồng/kg trở lên, áp dụng cho các loại vữa chống cháy cho cột và dầm kèo
Đối với thi công vữa chống cháy trọn gói bao gồm toàn bộ các công đoạn từ thi công tới nghiệm thu với Công an PCCC có giá từ 620.000 đồng/m2
Ưu điểm và nhược điểm của vữa chống cháy
Mỗi loại sản phẩm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Là đơn vị cung cấp và thi công các sản phẩm về vật liệu chống cháy chúng tôi đưa ra các ưu điểm và nhược điểm của vữa chống cháy như sau:
Về ưu điểm vữa chống cháy:
Vữa chống cháy là loại vữa khi thi công có giá thành rẻ hơn so với sơn chống cháy, thời gian thi công nhanh, tính chịu nhiệt cao đúng theo quy định vì đều có kết quả đốt thử nghiệm đạt giới hạn chịu lửa R của nhà cung cấp, không bị vôi hóa khi bị đốt cháy, có khả năng cách âm tốt, có thể lửa chọn màu sắc bằng lớp sơn nước phủ màu, thời gian có thể lên tới 20 năm
Về nhược điểm vữa chống cháy:
Vữa chống cháy thi công có bề mặt giống tô tường nên không tạo độ bóng mịn, đơn vị thi công vữa chống cháy đòi hỏi phải là đơn vị có chuyên môn tốt có sự am hiểu về biện pháp thi công và các tiêu chuẩn quy định.
Quy trình thi công vữa chống cháy kết cấu thép theo quy chuẩn QCVN06 – Tâm Bảo An
Bước 1: Xử lý trên bề mặt của khung sắt, thép, kim loại
Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình thi công vữa chống cháy là xử lý trên bề mặt kim loại của khung sắt thép, quyết định mức độ thẩm mỹ, độ bám và khả năng bảo vệ của vữa.
Trong các công trình xây dựng & công nghiệp, quá trình này thường được sử các loại máy phun cát hoặc máy phun bi, và nước để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn. Phải đạt tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.
Lưu ý: trong quá trình thi công phải xem xét ở bề mặt sắt, thép có bị gỉ và có dính lớp sơn cũ hay không, nếu có phải xử dụng các biện pháp xử lý như: Dùng xăng xe máy hoặc các dung môi phù hợp để xử lý được bề mặt thi công.
Bước 2 Thi công sơn lớp sơn chống rỉ kết cấu thép
Sử dụng sơn lót chống rỉ để bảo vệ kết cấu của lớp sắt thép khỏi các tác nhân ăn mòn, giữ cho bề mặt của sản phẩm luôn có độ sáng và luôn bền màu
Ở Lớp sơn lót chống rỉ thường có thành phần chính là nhựa alkyd hoặc epoxy, phù hợp với từng bề mặt sắt thép truyền thống hoặc kim loại mạ kẽm. Vì vậy, lớp sơn này có khả năng chống chịu cao và bảo vệ sắt thép hiệu quả ở các môi trường dễ bị ăn mòn. Ngoài ra còn giúp tăng độ bám dính giữa vữa sau khi kết khối và bề mặt vật liệu nền,
Bước 3: Thi công vữa chống cháy theo Quy chuẩn từ bộ xây dựng
Thi công vữa chống cháy đối với cấu kiện thép Cột áp dụng theo QCVN06:2022/BXD – Phụ lục F7 mục B/2 và áp dụng theo theo QCVN06:2021/BXD – Phụ lục F8 mục B/4/a
Thi công vữa chống cháy với cấu kiện thép Dầm kèo áp dụng với QCVN06: 2022/BXD-Phụ lục F8 –mục B/1/b và theo QCVN06:2021/BXD – Phụ lục F9 mục B/1/c
Thực hiện quy trình thi công vữa chống cháy theo Quy Chuẩn từ Bộ Xây Dựng:
QUY TRÌNH THI CÔNG VỮA CHỐNG CHÁY THEO QCVN06:2021/BXD
QUY TRÌNH THI CÔNG VỮA CHỐNG CHÁY THEO QCVN06:2022/BXD
Lưu ý: khoảng cách giữa bề mặt vật liệu và lưới thép không được quá 5mm để đảm bảo độ bám dính và hiệu quả của quá trình thi công.
Bước 4: Thi công lại lớp sơn phủ màu
Lớp sơn phủ màu có tác dụng tăng độ chống thấm và mang lại tính thẩm mỹ của vật liệu để giúp cho công trình đem lại sự an toàn và tính thấm mỹ
Thi công sau khi thi công lớp vữa ≥ 24h để đảm bảo được lớp vữa và lớp sơn phủ màu được dính chặt.
Bước 5: Nghiệm thu đánh giá công trình thi công vữa chống cháy
Sau khi quá trình thi công vữa chống cháy, tiến hành kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ dự án và bàn giao.
Phòng cháy Tâm Bảo An luôn lấy phương trâm uy tín là sức mạnh nếu trường hợp sai sót sẽ tiến hành bảo hành và khắc phục nhanh chóng.
Đơn vị thi công vữa chống cháy uy tín?
Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thi công vật liệu chống cháy nói chung và vữa chống cháy nói riêng. Công ty TNHH Tâm Bảo An là đơn vị uy tín chuyên thi công vữa chống cháy theo đúng quy chuẩn, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí, theo đúng quy định của pháp luật để nâng bậc chịu lửa cho cấu kiện thép đạt R. Với đội ngũ thi công chuyên nghiệp, đội ngũ nghiệm thu với lực lượng Công an nhanh gọn Tâm Bảo An tự hào sẽ mang tới dịch vụ tốt nhất về vữa chống cháy trong quá trình thực hiện thi công và nghiệm thu cho vữa chống cháy kết cấu thép.
Để đáp ứng được nhu cầu PCCC, chúng tôi chuyên cung cấp, thi công vữa chống cháy toàn khu vực miền nam bao gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ,…
Mọi chi tiết liên hệ
- CÔNG TY TNHH TÂM BẢO AN
- MST: 0313800188
- Địa chỉ: Số 71/13 Liên Khu 5-11-12, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- VPGD: Số 91 đường số 3 KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 02866.818.660 – 0902.306.114
- Email: tambaoanpccc@gmail.com