Huấn luyện PCCC & CNCH cho doanh nghiệp

Huấn Luyện Pccc & Cnch Cho Doanh Nghiệp

Kỹ năng thoát hiểm, xử lí sự cố cháy nổ là một trong những kĩ năng quan trọng mà con người phải được trang bị nhằm tự bảo vệ tính mạng, tài sản cho bản thân và những người xung quanh trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ. Để hỗ trợ người dân thực hiện tốt kĩ năng trên, các đơn vị có thẩm quyền luôn tổ chức các buổi Huấn luyện PCCC vừa và nhỏ với nội dung cụ thể cho từng loại đối tượng. Vậy những đối tượng nào cần phải được huấn luyện và huấn luyện PCCC bao gồm những nội dung gì?

Quy định về đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Quy định về huấn luyện PCCC
Quy định về huấn luyện PCCC

Trên thực tế, công tác huấn luyện PCCC càng được nhiều đối tượng tham gia càng tốt, vì đây là kỹ năng bảo vệ tính mạng, tài sản cấp thiết mà lứa tuổi nào cũng cần được trang bị. Tuy nhiên, theo quy định có một số đối tượng cần phải tham gia bắt buộc các lớp tập huấn chuyên môn, vì họ là những người chịu trách nhiệm cao về an toàn PCCC cho một tập thể, một đại bộ phận con người. Đó là các đối tượng được quy định tại Khoản 1, điều 33 Nghị định 136 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy, cụ thể là:

  • Đối tượng có chức danh Chỉ huy chữa cháy;
  • Đối tượng là thành viên của đội dân phòng, đội PCCC cơ sở;
  • Đối tượng thuộc đội PCCC chuyên ngành;
  • Đối tượng làm việc trong môi trường, khu vực có nguy hiểm về cháy nổ hoặc tiếp xúc với hàng hoá có nguy hiểm về cháy nổ;
  • Tài xế điều khiển phương tiện, đối tượng làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới có sức chứa trên 29 chỗ ngồi và vận chuyển hàng nguy hiểm cháy nổ;
  • Đối tượng làm nhiệm vụ PCCC tại các cơ sở thuộc danh mục Phụ lục VI thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
  • Thành viên đội, đơn vị PCCC rừng.

Quy định về tổ chức huấn luyện PCCC & CNCH cho doanh nghiệp

Huấn Luyện Pccc & Cnch Cho Doanh Nghiệp
Huấn Luyện Pccc & Cnch Cho Doanh Nghiệp

Đối với các buổi huấn luyện PCCC&CNCH cho doanh nghiệp thì phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian phù hợp cho từng chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp và thuộc thẩm quyền của các cơ quan sau:

  • Chủ tịch UBND các cấp, lãnh đạo đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức tập huấn PCCC cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
  • Cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân có nhu cầu tham gia huấn luyện PCCC thì đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc Cơ sở huấn luyện có chuyên môn nghiệp vụ về PCCC đã có xác nhận đủ điều kiện huấn luyện PCCC.
  • Kinh phí huấn luyện do đối tượng tham gia chịu trách nhiệm

Tại sao cần phải thực hiện nghiệp vụ huấn luyện PCCC định kỳ

Nghiệp vụ huấn luyện PCCC định kỳ
Nghiệp vụ huấn luyện PCCC định kỳ

Cần phải thực hiện nhiệm vụ huấn luyện PCCC định kỳ vì:

  • Do kiến thức không được sử dụng thường xuyên nên người tập huấn sẽ bị mai mọt thông tin, nếu không tập huấn lại thì sẽ không đủ kiến thức để xử lí khi có sự cố cháy nổ xảy ra;
  • Thời đại công nghệ phát triển, các phương án xử lí sự cố đám cháy sẽ có những thay đổi cho phù hợp hơn với tình hình thực tế, vì thế tập huấn PCCC cần được tổ chức định kỳ để người dân quan tâm có thể cập nhật nhiều phương án xử lí tốt hơn;
  • Đi cùng với sự phát triển của phương án PCCC, các công cụ phương tiện sử dụng để xử lí sự cố cháy nổ cũng ngày càng đổi mới và hiện đại hơn, vì thế các buổi tập huấn phải được tổ chức định kỳ thường xuyên để giới thiệu cho người dân nắm thêm về những sản phẩm PCCC mới;
  • Ngoài ra, tổ chức huấn luyện PCCC định kỳ để những học viên cũ truyền tin cho những đối tượng chưa được tham gia huấn luyện để đến học hỏi kỹ năng, kiến thức về PCCC. 

Nội Dung bồi dưỡng, huấn luyện PCCC:

Tập huấn PCCC muốn đem lại được hiệu quả cao cần đảm bảo nội dung huấn luyện ‘PCCC đúng, đủ theo quy định của pháp luật, cụ thể được quy định tại khoản 2 điều 33 nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

  • Phải có kiến thức về pháp luật, kiến thức về PCCC tương đương phù hợp với từng đối tượng;
  • Sử dụng phương pháp huấn luyện là tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC;
  • Đưa ra những kiến thức sâu về biện pháp, kỹ thuật PCCC;
  • Phải có những kiến thức về xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
  • Kiến thức về phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCC;
  • Nội dung về phương pháp kiểm tra an toàn PCCC.

Ngoài ra còn một số kiến thức chuyên môn khác dành cho những đối tượng có chuyên môn nghiệp vụ khác nhau như Chi huy thi công, Cá nhân hành nghề Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát,…

Thời gian huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Thực hiện Huấn luyện PCCC theo đúng quy định
Thực hiện Huấn luyện PCCC theo đúng quy định

Tuỳ từng đối tượng tham gia huấn luyện và yêu cầu về nghiệp vụ liên quan đến PCCC để áp dụng vào nhiệm vụ được giao, thời gian huấn luyện PCCC của mỗi đối tượng khác nhau, được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 33 nghị định 136/2020/NĐ-CP:

  • Đối với các đối tượng là chức danh Chỉ huy chữa cháy, tài xế điều khiển phương tiện, đối tượng làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới có sức chứa trên 29 chỗ ngồi và vận chuyển hàng nguy hiểm cháy nổ, đối tượng làm nhiệm vụ PCCC tại các cơ sở thuộc danh mục Phụ lục VI thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP; Thành viên đội, đơn vị PCCC rừng, là thành viên của đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, làm việc trong môi trường, khu vực có nguy hiểm về cháy nổ hoặc tiếp xúc với hàng hoá có nguy hiểm về cháy nổ:
  •  Có thời gian huấn luyện từ 16 đến 24 giờ;
  • Có thời gian huấn luyện để được cấp Chứng nhận huấn luyện chuyên nghiệp về PCCC tối thiểu là 16 giờ;
  • Thời gian huấn luyện bổ sung hàng năm là tối thiểu 8 giờ.
  • Đối với thành viên đội chữa cháy chuyên nghiệp:
  • Thì được huấn luyện từ 32 đến 48 giờ;
  • Có thời gian huấn luyện để được cấp Chứng nhận huấn luyện chuyên nghiệp về PCCC tối thiểu là 32 giờ;
  • Thời gian huấn luyện bổ sung hàng năm là tối thiểu 16 giờ.

Chi phí huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Tuỳ vào quy mô tổ chức buổi huấn luyện nghiệp vụ PCCC mà chi phí huấn luyện PCCC tạo ra sẽ khác nhau, về cơ bản, một buổi huấn luyện nghiệp vụ sẽ phải chi trả những mục sau:

  • Chi phí thuê sân bãi để tổ chức huấn luyện (nếu có);
  • Chi phí mua, thuê trang thiết bị và nhiên liệu để tổ chức huấn luyện;
  • Chi phí thuê người hướng dẫn, tổ chức huấn luyện;
  • Chi phí hậu cầu như nước, đồ ăn, khăn,…
  • Chi phí thuê người hỗ trợ công tác hậu cần như nước, khăn, bạt,..

Cần liên hệ đơn vị tổ chức huấn luyện có uy tín, chuyên môn cao, giá thành hợp lí để hỗ trợ tập huấn PCCC cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mình.

Xem thêm:   Xây dựng mô hình tổ liên gia an toàn PCCC - chủ động trong phòng cháy

Đơn vị huấn luyện nghiệp vụ PCCC & CNCH uy tín và chuyên nghiệp:

Công ty TNHH Tâm Bảo An với đội ngũ nhân viên xuất phát từ Cán bộ, Giảng viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy – cái nôi đầu ngành và nghiên cứu phát triển kỹ thuật về PCCC, là đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện PCCC chuyên nghiệp mà các cá nhân, doanh nghiệp cần đến. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại cho quý khách hàng đội ngũ tuyên truyền chu đáo, ân cần, kiến thức chuyên môn sâu và hiện đại nhất cùng với tổng chi phí trọng gói hợp lí nhất. 

Mọi chi tiết liên hệ

  • CÔNG TY TNHH TÂM BẢO AN
  • MST: 0313800188
  • Địa chỉ: Số 71/13 Liên Khu 5-11-12, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • VPGD: Số 91 đường số 3 KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 02866.818.660 – 0902.306.114
  • Email: tambaoanpccc@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *