Một công trình xây dựng đã được phép lắp đặt hệ thống PCCC hay chưa còn phụ thuộc vào kết quả thẩm duyệt của bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC của công trình đấy. Vì vậy, khâu thiết kế hệ thống PCCC thực hiện bằng bản vẽ rất quan trọng. Để thông qua bước thẩm duyệt của Cơ quan PCCC&CNCH có thẩm quyền, một bản vẽ PCCC cần phải đáp ứng được những yêu cầu trong bài viết này
Giới thiệu về bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC
Bản vẽ PCCC là hình ảnh mô phỏng phương án, vị trí, thông số kĩ thuật của công tác lắp đặt, thi công hệ thống PCCC của công trình xây dựng. Được thực hiện sau khi có bản vẽ thiết kế công trình, cùng kết quả của quá trình khảo sát thực tế.
Bản vẽ PCCC có những ký hiệu đơn nhằm minh hoạ, mô phỏng cho các thiết bị trong hệ thống PCCC. Thông qua đó thể hiện vị trí, thông số kĩ thuật lắp đặt của hệ thống nhằm hỗ trợ cho công tác trang bị, lắp đặt, sử dụng hệ thống PCCC để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân khi xảy ra sự cố cháy nổ trong khu vực bảo vệ của hệ thống.
Một bản vẽ hệ thống PCCC bao gồm nhiều loại bản vẽ khác nhau gộp thành, cụ thể là
- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình: là bản vẽ kiến trúc công trình, bao gồm bản vẽ mặt cắt đứng, mặt cắt ngang và mặt mái bằng;
- Bản vẽ thiết kế PCCC: là bản vẽ thiết kế cho hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường từng khu vực, hệ thống chữa cháy tự động, bản vẽ cụm bơm chữa cháy.
- Bản vẽ hệ thống chống sét: là bản vẽ về hệ thống chống sét của công trình, bao gồm bản vẽ mặt bằng chống sét, bố trí tiếp địa, bố trí kim thu sét.
- Hệ thống thông gió chống tụ khói.
Nội dung của bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC sẽ chứa những mục sau:
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể khu đất;
- Bản vẽ chi tiết về vị trí, bố trí lắp đặt trang thiết bị PCCC;
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống PCCC;
- Bản vẽ chi tiết lắp đặt;
- Thống kê khối lượng bản vẽ thi công., thuyết minh và lập dự toán chi phí thi công.
Theo Điểm 3 Điều 13 Chương II Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy có quy định như sau: Đối tượng yêu cầu phải có thẩm duyệt thiết kế PCCC là:
- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, …
- Các dự án, công trình quy định tại phụ lục V nghị định này trong trường hợp xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng gây ảnh hưởng đến các yêu cầu về an toàn PCCC theo quy định
Các hạng mục cần thiết kế phòng cháy chữa cháy cho công trình
Mỗi một công trình sẽ có bản thiết kế cũng như nhu cầu lắp đặt hệ thống Phòng cháy chữa cháy khác nhau. Tuỳ thuộc vào công năng sử dụng, địa lý môi trường, nhu cầu của chủ đầu tư mà các công trình sẽ khác nhau về hệ thống Phòng cháy chữa cháy. Về cơ bản, các hạng mục thuộc công trình cần thiết kế phòng cháy chữa cháy là:
Thiết kế hệ thống báo cháy tự động
- Đây là hệ thống phát hiện sự cố cháy nổ, là hệ thống đầu tiên phải có trong hệ thống PCCC. Là hệ thống quan trọng vì sự cố cháy nổ được phát hiện càng sớm thì càng dễ xử lí và hạn chế thiệt hại gây ra
- Hệ thống có tác dụng phát hiện những đặc điểm đặc trưng của đám cháy tại khu vực lắp đặt, từ đó phát ra tín hiệu cảnh báo về sự cố đám cháy xảy ra, rồi truyền tín hiệu về trung tâm để xử lí;
- Khi thiết kế hệ thống báo cháy cần đảm bảo các thiết bị trong hệ thống phải liên kết chặt chẽ với nhau giữa thiết bị đầu ra, thiết bị đầu vào, bộ xử lí trung tâm;
- Đồng thời khi thiết kế hệ thống báo cháy cần tuân thủ các yêu cầu của văn bản pháp luật hiện hành như theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021,.. để đảm bảo hệ thống hoạt động đảm bảo hết hiệu suất công năng.
- Trong quá trình thiết kế cần đảm bảo khoảng cách và vị trí của các đầu báo cũng như các thiết bị đầu ra phù hợp, theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của văn bản pháp luật hiện hành để hệ thống có thể bảo vệ bao phủ toàn bộ khu vực;
- Tuỳ vào thiết kế, công năng của từng khu vực công trình mà lắp đặt các đầu báo khác nhau như báo nhiệt, báo khói, báo khí gas,..
- Thiết kế vị trí các thiết bị thuộc hệ thống sao cho không ảnh hưởng công năng của các thiết bị khác trong công trình cũng như các thiết bị khác, nguồn nhiệt khác không tác động tới hệ thống báo cháy;
- Dựa vào bản vẽ PCCC chi tiết đội ngũ thi công sẽ thực hiện các bước tiếp theo là lên phương án thực hiện, chuẩn bị vật tư, đi dây hệ thống, đo điện trở, gắn mối hàn, lắp đặt thiết bị đầu vào, lắp đặt thiết bị đầu ra, bộ xử lí trung tâm.
Thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
- Đây là hệ thống có chức năng xử lí đám cháy khi xảy ra sự cố cháy nổ;
- Với thiết kế có cảm biến nhiệt tại mỗi đầu phun nước, hệ thống sẽ hoạt động khi đầu cảm biến nhận được tự tăng đột ngột về nhiệt độ tới ngưỡng nhất định tại khu vực lắp đặt, hệ thống sẽ tự động xả nước xuống để dập tắt đám cháy.
- Đây là hệ thống có khả năng xác định khu vực có nguy cơ cháy cao, trung bình và thấp một cách chính xác. Tuy nhiên, tại những vị trí có nguy cơ cao cần có mật độ đầu Sprikler dày hơn.
- Hệ thống này được lắp đặt dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, như NFPA 13 (tại Mỹ),… để chắc chắn rằng hệ thống hoạt động đem lại hiệu suất cao hoặc thiết kế đúng cách, đảm bảo các yêu cầu an toàn;
- Trong quá trình thi công cần lựa đầu sprinkler phù hợp với công trình như loại cấp nước, cấp khí nén,…
- Khi lắp đặt hệ thống ống cấp chất chữa cháy, cần lắp đặt đảm bảo đúng yêu cầu về kích thước đường ống, áp suất và kết cấu mạng lưới để đảm bảo chất chữa cháy được đưa đến tất cả các đầu sprinkler một cách đồng đều và đầy đủ;
- Tính toánh khoảng cách giữa các đầu sprinkler sao cho chúng có thể bao phủ toàn bộ khu vực, bảo vệ toàn bộ diện tích một cách hiệu quả;
- Phải chắc chắn rằng hệ thống không bị tác động của các nguồn nhiệt bên ngoài như tia nhiệt từ ánh sáng mặt trời hoặc ảnh hưởng nhiệt từ thiết bị khác;
- Dựa vào bản vẽ PCCC, đội ngũ nhân viên sẽ chuẩn bị vật tư và lắp đặt, thi công theo thông số kĩ thuật thể hiện trên bản vẽ nhằm đảm bảo độ chính xác khi hoạt động và hiệu quả đạt được cao.
- Ngoài ra, trong quá trình sử dụng và bảo quản, nhân viên cũng dựa vào bản vẽ để bảo trì lại hệ thống theo quy định.
Thiết kế hệ thống chữa cháy vách tường
- Cũng là hệ thống để xử lí đám cháy, và được đa số các chủ đầu tư tin tưởng lắp đặt do có ưu điểm là: chữa cháy nhanh, mạnh, được cố định sẵn trước, chi phí lắp đặt rẻ và phù hợp với mọi công trình;
- Cần thiết kế vị trí và quy mô bể chứa nước chữa cháy của hệ thống này phù hợp với diện tích của công trình để đảm bảo có đủ lượng nước chữa cháy;
- Thiết kế, lắp đặt máy bơm chữa cháy có vị trí phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật để có đủ áp lực bơm nước ổn định khi chữa cháy;
- Hệ thống đường ống dẫn nước cần được thiết kế sao cho nước được dẫn lên chữa cháy kịp thời, không bị cản trở;
- Hệ thống được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy – tiêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;
- Hệ thống chữa cháy vách tường cần được thực hiện từng bước theo bản thiết kế, được tiến hành tỉ mỉ từ phần đo đạc kích thước, tính toán khoảng cách, căn chỉnh các đường ống cấp nước từ trạm bơm, tới hệ thống đường ống và tới các trụ họng tiếp nước.
Thiết kế hệ thống chữa cháy dạng bọt Foam
- Vẫn là hệ thống xử lí đám cháy, tuy nhiên chỉ được lắp đặt cho các kho xưởng đặc dụng như kho chứa khí, cồn, xăng, gas,..
- Được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7278-1:2003, TCVN 7278-2:2003 và TCVN 7278-3:2003;
- Tuỳ vào công năng công trình hoặc thiết kế công trình mà sử dụng loại bọt foam trong hệ thống khác nhau, làm sao để đảm bảo hệ thống bảo vệ toà nhà đạt hiệu quả cao;
- Cũng giống như hệ thống chữa cháy Sprinkler các vị trí, khoảng cách của đầu phun bọt phải được tính toán tỉ mỉ, chi tiết, sao cho khu vực bảo vệ của đầu phun chất chữa cháy có diện tích bao phủ rộng;
- Đồng thời tuỳ thuộc vào diện tích bảo vệ của toà nhà mà khoang chứa chất chữa cháy phải có khối tích phù hợp để chứa được đủ lượng chữa cháy sử dụng khi sự cố cháy nổ xảy ra;
- Dựa vào bản thiết kế PCCC lắp đặt cho hệ thống này các phòng chứa bồn foam gần nơi chữa cháy, đồng thời thi công ngầm các đường ống hoặc treo trên cao tuỳ theo bản vẽ thể hiện.
Thiết kế hệ thống chữa cháy dạng khí
- Là một trong những hệ thống xử lí đám cháy sử dụng chất chữa cháy là khí FM200, Novec 1230, khí CO2,.. sử dụng trong các phòng chứa thiết bị điện tử, các khu vực chứa đồ vật không bị ảnh hưởng bởi khí chữa cháy,..
- Phải được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-9-2002: hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất thiết kế hệ thống, TCVN 711-1:2009: hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống;
- Tuỳ vào công năng của từng khu vực công trình mà phải thiết kế hệ thống chữa cháy dạng khí tuỳ vào mỗi loại khí khác nhau;
- Hệ thống đường ống phải được lắp đặt đảm bảo về cấu trúc, áp suất, để chắc chắn rằng lượng khí bơm vào các đầu phun là đồng đều và đủ lượng chữa cháy;
- Bình chữa khí nén phải được bố trí tại khu vực đúng theo quy định, với khối lượng phù hợp để chứa lượng khí có thể sử dụng đủ để bảo vệ cho toà nhà nếu có sự cố cháy nổ xảy ra;
- Theo bản vẽ thiết kế, lắp đặt các bình chữa cháy khí tại những khu vực cách nhiệt, gần điểm dễ xảy ra cháy nổ, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí tới các điểm dễ phát sinh nhiệt. Đồng thời, hệ thống được cài đặt chữa cháy tự động hoặc nút kích hoạt bằng tay.
Trang bị các loại bình chữa cháy xách tay
- Đây là phương tiện chữa cháy ban đầu dễ lắp đặt, dễ xử dụng, phổ biến, tính di động cao;
- Cần đảm bảo yêu cầu về trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình theo TCVN 3890:2023;
- Tuỳ vào từng khu vực và diện tích bảo vệ mà lắp đặt bình chữa cháy với chất chữa cháy khác nhau như chất khí, chất bọt, chất bột,.., khối lượng khác nhau như 1kg, 3kg, 5kg, 8kg, 9kg, , ví dụ: khu vực có thiết bị điện không được trang bị bình chữa cháy gốc nước, khu vực có đông người hoặc đông trẻ em không nên trang bị bình chữa cháy dạng khí sẽ gây bỏng lạnh trong quá trình sử dụng;…
- Phải được lắp đặt tại những vị trí dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy,.. để có thể sử dụng dễ dàng khi sự cố cháy nổ xảy ra,..
- Dựa vào bản vẽ PCCC để xác định vị trí đặt bình, loại bình để phù hợp với khu vực bảo vệ.
Các đặc điểm chú ý khi thiết kế PCCC
Trong quá trình thiết kế PCCC cần chú trọng những lưu ý nhằm đảm bảo đúng yêu cầu, quy chuẩn, quy định về PCCC, từ đó giúp bản vẽ nhanh chóng được thẩm duyệt và đưa vào thi công, lắp đặt. Các lưu ý cần chú trọng là:
- Khảo sát địa điểm và áp dụng tiêu chuẩn PCCC đúng quy định:
Cần khảo sát thực tế về khu vực, công trình cần thiết kế PCCC để nắm rõ được vị trí, các thông số kỹ thuật, khoảng cách,… Sau đó tra cứu, áp dụng những điều khoản có liên quan vào công tác thi công, lắp đặt, vào số lượng thiết bị, trang thiết bị cần lắp đặt. Từ đó xây dựng bản vẽ thiết kế PCCC chi tiết, đầy đủ và hợp lí nhất.
- Quy trình thiết kế, thi công rõ ràng:
Để tăng chất lượng của bản thiết kế, cần thực hiện tuần tự, đầy đủ, tỉ mĩ, đảm bảo quy trình thiết kế, thi công. Từ đó lắp đặt hệ thống PCCC hoàn mĩ cho công trình xây dựng, đem lại lợi ích lớn cho người dân.
- Đảm bảo thiết bị đúng với bản vẽ thiết kế trước khi bàn giao:
Sau khi bản vẽ được thẩm duyệt, đội ngũ thi công cần phải tôn trọng bản vẽ, làm theo đúng và đủ những yêu cầu bản vẽ đưa ra về vị trí, khoảng cách lắp đặt thiết bị, loại thiết bị, số lượng thiết bị,… Đồng thời, cần tự nghiệm thu, nghiệm thu với chủ sở hữu hoặc nghiệm thu với đơn vị PCCC theo đúng thẩm quyền nếu công trình thuộc danh mục cần.
Khảo sát địa điểm và áp dụng tiêu chuẩn PCCC đúng quy định
Cần khảo sát thực tế về khu vực, công trình cần thiết kế PCCC để nắm rõ được vị trí, các thông số kỹ thuật, khoảng cách,… Sau đó tra cứu, áp dụng những điều khoản có liên quan vào công tác thi công, lắp đặt, vào số lượng thiết bị, trang thiết bị cần lắp đặt. Từ đó xây dựng bản vẽ thiết kế PCCC chi tiết, đầy đủ và hợp lí nhất.
Quy trình thiết kế, thi công rõ ràng
Để tăng chất lượng của bản thiết kế, cần thực hiện tuần tự, đầy đủ, tỉ mĩ, đảm bảo quy trình thiết kế, thi công. Từ đó lắp đặt hệ thống PCCC hoàn mĩ cho công trình xây dựng, đem lại lợi ích lớn cho người dân.
Đảm bảo thiết bị đúng với bản vẽ thiết kế trước khi bàn giao:
Sau khi bản vẽ được thẩm duyệt, đội ngũ thi công cần phải tôn trọng bản vẽ, làm theo đúng và đủ những yêu cầu bản vẽ đưa ra về vị trí, khoảng cách lắp đặt thiết bị, loại thiết bị, số lượng thiết bị,… Đồng thời, cần tự nghiệm thu, nghiệm thu với chủ sở hữu hoặc nghiệm thu với đơn vị PCCC theo đúng thẩm quyền nếu công trình thuộc danh mục cần.
Lựa chọn đơn vị thiết kế bản vẽ PCCC uy tín
Với kinh nghiệm 10 năm hành nghề, chuyên môn sâu, đã tư vấn thiết kế hàng ngàn công trình lớn nhỏ với đa dạng công năng. Đội ngũ chuyên nghiệp, tỉ mỉ tận tình, được số lượng lớn khách hàng tin tưởng, Công ty TNHH Tâm BẢo An là công ty hàng đầu trong công tác thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống PCCC. Đến với công ty, quý khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ chất lượng, đảm bảo nhất
Mọi chi tiết liên hệ
- CÔNG TY TNHH TÂM BẢO AN
- MST: 0313800188
- Địa chỉ: Số 71/13 Liên Khu 5-11-12, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- VPGD: Số 91 đường số 3 KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 02866.818.660 – 0902.306.114
- Email: tambaoanpccc@gmail.com