Quy định thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng đạt tiêu chuẩn

Quy định về hệ thống PCCC nhà xưởng

Công tác Phòng cháy chữa cháy hiện nay giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì liên quan tới an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Một trong những khâu nắm vị trí then chốt giúp công tác Phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao là thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình phải đảm bảo, đúng quy định, tiêu chuẩn. Đối với công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho kho xưởng – xưởng cũng vậy, có những quy định, tiêu chuẩn riêng cần tuân thủ khi xây dựng, thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Quy định PCCC đối với nhà xưởng – kho xưởng

Quy định về hệ thống PCCC nhà xưởng
Quy định về hệ thống PCCC nhà xưởng

Kho xưởng, nhà xưởng về cơ bản là công trình được xây dựng, thiết kế với không gian diện tích lớn, rộng, với sức chứa lớn. Do đó, đây là địa điểm tập trung của nhân lực, nguyên vật liệu, trang thiết bị, hoặc bảo quản, lưu trữ hàng hoá sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất của ngành công nghiệp.

Theo Nghị định 136/NĐ-CP/2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì kho xưởng – nhà xưởng được chia làm 02 loại theo cấp quản lý về Phòng cháy chữa cháy. Cụ thể như sau: 

Phụ lục III Danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý:

  • Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt…. (điều 16)
  • Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A,B; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 2.500m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000m3 trở lên. (điều 17)
  • Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chât cháy, nổ có tổng khối tích từ 1.500m3 trở lên; kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 1.500m3 trở lên, bãi chứa hàng hoá, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 1.000m2 trở lên. (điều 19)

Phụ lục IV Danh mục cơ sở do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý:

  • Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính dưới 2.500m3; hạng nguy hiểm cháy, nổ D,E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuât chính dưới 5.000m3 (điều 15);
  • Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích dưới 1.500m3; kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích dưới 1.500m3; bãi chứa hàng hoá, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích dưới 1.000m2 (điều 16).

Ngoài ra, theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP nhà xưởng, xưởng có nguy hiểm về cháy, nổ có được nhấn mạnh hơn tại Phụ lục II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (điều 14,15,16,18).

Xem thêm:   Tư vấn thiết kế thi công cho hệ thống PCCC nhà xưởng mới nhất 2024

Để xác định rõ về quy mô hệ thống PCCC nhà xưởng, chủ sở hữu cần tra cứu kĩ về các danh mục trên hoặc liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy uy tin, giàu kinh nghiệm để được tư vấn và hỗ trợ kĩ nhất về điều kiện đảm bảo an toàn ứng với quy mô thực tế của nhà xưởng mình sở hữu.

Điều kiện an toàn về thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng

Điều kiện an toàn về thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng
Điều kiện an toàn về thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng

Mỗi loại kho xưởng, nhà xưởng trên sẽ có những quy định, yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng cháy khác nhau. Cũng theo Điều 5 Chương II Nghị định 136/2020/NĐ-CP về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở có quy định như sau:

Đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  1. Thực hiện các nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  2. Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, đã được đào tạo về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Họ cần tổ chức sẵn sàng chữa cháy để đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định.
  3. Phải có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  4. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy cho hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, và việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  5. Cần có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố. Hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, và phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác cũng cần đảm bảo về số lượng và chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  6. Đối với các cơ sở, cần có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy từ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  1. Tuân thủ nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC và thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  2. Được cấp phép phương án chữa cháy từ cơ quan có thẩm quyền.
  3. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy cho hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, và việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  4. Có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy từ cơ quản Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
  5. Đảm bảo hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, và phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác đủ số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  6. Có quy định và phân công trách nhiệm đối với PCCC. Người thực hiện nhiệm vụ PCCC phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định.
  7. Đối với từng chức năng chuyên ngành của từng nhà xưởng, cần tuân thủ các quy định quy tắc riêng để đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, ví dụ như nhà xưởng chứa xăng dầu phải tuân theo các quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam như TCVN 5684:1992, TCVN 3254-89,….
  8. Chủ sở hữu cần nắm rõ tất cả các văn bản quy chuẩn liên quan để áp dụng một cách triệt để, đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản trong công tác phòng cháy chữa cháy. Cần được tư vấn, hướng dẫn kỹ càng từ đơn vị cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy có kinh nghiệm và tận tâm để tránh hiểu sai, hiểu sót về các quy tắc, quy định trên.
  9. Chủ sở hữu cần nhận thức về tầm quan trọng của an toàn phòng cháy chữa cháy đối với từng nhà kho, nhà xưởng và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ.
Xem thêm:   Tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hiện nay, với hiện tượng nóng lên của toàn cầu, tình trạng cháy nổ xảy ra rất nhiều do lượng nhiệt, lượng bức xạ ngoài môi trường rất lớn. Theo thống kê, năm 2023, toàn Việt Nam xảy ra 3.440 vụ cháy nổ, làm chết và bị thương 293 người, thiệt hại về tài sản 878 tỷ đồng. Con số trên quá lớn so với đất nước 100 triệu dân như ở Việt Nam, có thiệt hại về tài sản quá nặng so với một đất nước đang phát triển mà vừa phải vực dậy sau vụ đại dịch Covid 2019 như Việt Nam. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy là quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể dân tộc Việt Nam để làm hạn chế những thiệt hại đáng tiếc xảy ra về người và của.

Ngoài ra, nhà kho, nhà xưởng là công trình có diện tích rộng lớn để chứa số lượng lớn nhân lực, nguyên liệu, sản phẩm,… của một cơ sở kinh doanh. Vì thế để đảm bảo tính mạng của nhân lực cũng như tài sản chứa trong các nguyên liệu, sản phẩm,.. chủ sở hữu cần đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với khu vực này.

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp việc thực hiện PCCC đối với nhà xưởng

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp việc thực hiện PCCC đối với nhà xưởng
Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp việc thực hiện PCCC đối với nhà xưởng

Công tác thực hiện PCCC nhà xưởng đối với chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu là nhiệm vụ rất quan trọng. Chủ sở hữu cần phải thực hiện:

  • Đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định, phù hợp với công năng sử dụng của xưởng, kho xưởng.
  • Không gian lận, lấp liếm các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy cho kho xưởng mình quản lý;
  • Liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy uy tín, có kinh nghiệm;
  • Thường xuyên tự kiểm tra hoặc liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ có chuyên môn bảo dưỡng, bảo trì các điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy tại kho xưởng;
  • Nhắc nhở nhân viên đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy trong quá trình sản xuất, bảo quản nguyên liệu, thành phẩm;
  • Tham gia tập huấn hoặc cử nhân viên tham gia tập huấn đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức về Phòng cháy chữa cháy do Bộ Công an hoặc đơn vị địa phương tổ chức;
  • Thiết lập phương án chữa cháy, thường xuyên triển khai diễn tập phương án chữa cháy đối với đội chữa cháy cơ sở tại kho xưởng;
  • Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi sự cố cháy nổ xảy ra tại cơ sở mình quản lý;
  • Cung cấp cho cơ quan chức năng liên quan đầy đủ hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu công trình theo đúng quy định.   
Xem thêm:   Giải pháp lắp đặt báo cháy nhà trọ đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

Quy định của tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng

Thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng
Thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng

Theo quy định tại Điều 11 chương II của Nghị định 136/2020/NĐ-CP về yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo, hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, các điều sau đây được quy định:

  • Địa điểm xây dựng công trình phải đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
  • Bậc chịu lửa phải được thiết kế phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình. Cần có giải pháp ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với các công trình khác.
  • Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình cùng với bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về phòng cháy chữa cháy.
  • Lối thoát nạn, đường thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, báo tín hiệu, và hệ thống thông gió chống tụ khói phải được thiết kế để đảm bảo việc thoát nạn nhanh chóng và an toàn.
  • Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động cần đảm bảo kích thước và tải trọng phù hợp. Hệ thống cấp nước chữa cháy phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu phục vụ chữa cháy.
  • Hệ thống báo cháy, chữa cháy và các phương tiện chữa cháy khác phải được lắp đặt sao cho đủ số lượng, vị trí và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.
  • Ngoài ra, mỗi công trình nhà xưởng có chức năng cụ thể sẽ phải tuân thủ các quy tắc, quy định riêng. Chủ sở hữu được khuyến khích kết nối với các công ty cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy có kinh nghiệm và uy tín để có thêm thông tin và tư vấn chi tiết.

Đơn vị thiết kế thi công hệ thống PCCC kho xưởng uy tín

Với hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế, thi công hàng ngàn công trình, tư vấn, hướng dẫn, cung cấp phương tiện phòng cháy chữa cháy cho hàng ngàn khách hàng mỗi năm và đội ngũ nhân viên xuất phát từ Cán bộ, Giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Công ty TNHH Tâm Bảo An được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn là đơn vị cung cấp dịch vụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy uy tín, tận tâm bậc nhất Việt Nam hiện tại.

Công ty chúng tôi cam kết sẽ đem lại cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, phương tiện phòng cháy chữa cháy đảm bảo nhất, đầy đủ tem kiểm định, tem bảo hành, giấy tờ mua bán, chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm nhất, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên nhất.

Mọi chi tiết liên hệ

  • CÔNG TY TNHH TÂM BẢO AN
  • MST: 0313800188
  • Địa chỉ: Số 71/13 Liên Khu 5-11-12, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • VPGD: Số 91 đường số 3 KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 02866.818.660 – 0902.306.114
  • Email: tambaoanpccc@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *