Lối thoát hiểm là gì? Quy định lối thoát hiểm PCCC đối với công trình

Lối thoát hiểm an toàn PCCC

Công tác đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân khi xảy ra sự cố cháy nổ đang là nhiệm vụ thiết yếu của bản thân người dân cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, trong quá trình xây dựng công trình, cơ quan chức năng khuyến cáo và yêu cầu nghiêm ngặt về việc phải trang bị đúng, đầy đủ hệ thống PCCC theo quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với từng loại công trình nhằm nâng cao khả năng đảm bảo an toàn PCCC, bảo vệ con người và của cải.  Lối thoát hiểm PCCC là 1 trong những hệ thống PCCC cần trang bị cho công trình như đã nêu ở trên. Vậy Lối thoát hiểm PCCC là gì? Có tác dụng gì? Ứng dụng ra sao?

Lối thoát hiểm PCCC là gì?

Lối thoát hiểm là gì?
Lối thoát hiểm là gì?

Theo thông tư 06/2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, hệ thống thoát nạn phân là 5 loại với những định nghĩa cụ thể như sau:

  1. Tại điểm 1.4.16 có nêu khái niệm về “Đường thoát nạn” là đường di chuyển của người, đường đi trực tiếp ra ngoài hoặc tới vùng an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn, đồng thời đáp ứng các yêu cầu thoát nạn an toàn khác của con người khi có cháy;
  2. Tại điểm 1.4.17 có khái niệm của “Đường thoát nạn độc lập” như sau: cũng là đường giống khái niệm tại điểm 1.4.16 nhưng là đường được sử dụng riêng cho một phần nhà (các phần khác không có lối ra thoát nạn dẫn vào);
  3. Tại điểm 1.4.33 về “Lối ra thoát nạn (lối thoát nạn, cửa thoát nạn): lối hoặc cửa dẫn vào đường thoát nạn, dẫn trực tiếp ra ngoài hoặc dẫn vào khu vực an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn;
  4. Tại điểm 1.4.34 có nêu về “Lối ra thoát nạn độc lập”: cũng giống như khái niệm của 1.4.33 nhưng chỉ dẫn vào đường thoát nạn chứ không qua các phần nhà (gian phòng) có công năng khác;
  5. Tại điểm 1.4.35: “Lối ra thoát nạn riêng”: là lối ra thoát nạn từ phần nhà hoặc gian phòng dẫn tới đường thoát nạn độc lập, dẫn trực tiếp ra ngoài hoặc dẫn trực tiếp vào khu vực an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn.

Tóm lại, về cơ bản hệ thống lối thoát hiểm PCCC là đường, lối, công cụ hỗ trợ sự di chuyển của người dân để trực tiếp đi ra ngoài hoặc tới khu vực an toàn, khu vực lánh nạn tầng lánh nạn, gian lánh nạn của toà nhà hoặc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thoát nạn, sơ tán khác của con người khi xảy ra sự cố cháy nổ trong nhà và công trình xây dựng.

Vai trò của lối thoát nạn PCCC

Vai trò của lối thoát hiểm
Vai trò của lối thoát hiểm

Trong công tác đảm bảo an toàn PCCC, việc xây dựng lối thoát hiểm PCCC là rất quan trọng vì:

  • Đây là cách giúp con người tự bảo vệ tính mạng, của cải của bản thân tránh xa sự cố cháy nổ, tránh ảnh hưởng của đám cháy hoặc giúp họ di chuyển tới khu vực an toàn;
  • Nếu không có hệ thống thoát nạn PCCC, con người sẽ bị mắc kẹt tại khu vực cháy, khu vực ảnh hưởng của cháy, từ đó thiệt mạng do cháy gây ra hoặc do ngạt khói cháy;
  • Với mục đích hỗ trợ những nạn nhân trong khu vực cháy nổ có thể thoát nạn nên hệ thống lối thoát nạn PCCC sẽ được thiết kế, lắp đặt để đáp ứng đầy đủ hoạt động thoát nạn của con người, từ đó giúp tăng cao sự sống cho con người;
  • Ngoài những công dụng trên, lỗi thoát nạn PCCC còn hỗ trợ người dân sinh sống, làm việc tại khu vực dễ dàng bảo vệ tính mạng trước sự tấn công của kẻ trộm, xô xát đánh nhau,…
  • Ngoài ra còn một số lợi ích khác chúng có thể mang lại cụ thể cho từng cấu trúc công trình, công trình có công năng rõ ràng,.. những lợi ích này sẽ được được tư vấn, hướng dẫn nếu chủ sở hữu lựa chọn được đơn vị thi công, thiết kế lối thoát nạn uy tín, có chuyên môn.

Với lợi ích đem lại đa dạng, việc trang bị lối thoát nạn cho mọi loại công trình là yếu tố thiết yếu giúp đảm bảo đời sống con người nơi đây được an toàn thoải mái hơn

Quy định về lối thoát hiểm trong PCCC:

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu đưa ra thì quá trình thiết kế, thi công lối thoát nạn cần đảm bảo yêu cầu về những yếu tố sau:

Kích thước, chiều rộng của lối thoát nạn thoát hiểm

Vẫn theo  thông tư 06/2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, tại điểm 3.2.9 có nhắc về chiều cao lối thoát nạn như sau:

  • Chiều cao thông thuỷ của hệ thống lối thoát hiểm không nhỏ hơn 1,9m, và chiều rộng thông thuỷ phải không nhỏ hơn:
  • 1,2m đối với các gian phòng nhóm F1.1  trong trường hợp số người thoát nạn lớn hơn 15 người, đối với các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy nổ có công năng khác, có số người thoát nạn lớn hơn 50 người, trừ nhóm F1.3;
  • 0.8m đối với các trường hợp còn lại.
  •  Chiều rộng của cửa dẫn ra bên ngoài của buồng thang bộ cũng như các cửa khác đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn so với giá trịnh tính toán hoặc chiều rộng của danh mục thang theo quy định;
  • Phải tính đến dạng hình học của lối thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa trong mọi trường hợp khi xác định chiều rộng để đảm bảo không tạo ra khó khăn khi vận chuyển cáng tải khi cứu người bị thương.
  • Chiều rộng của lối thoát hiểm chỉ lấy bằng chiều rộng của lối đi qua bên cánh mở nếu sử dụng cửa 2 cánh trên lối thoát nạn.

Quy định chung về lối thoát hiểm an toàn PCCC

Quy định về lối thoát hiểm an toàn PCCC
Quy định về lối thoát hiểm an toàn PCCC

Để xây dựng một lối thoát nạn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC, chủ sở hữu và đội thiết kế, thi công công trình cần đọc và tìm hiểu kĩ những quy định có liên quan tới lối thoát nạn phù hợp với công trình đang áp dụng tại điều 3 Thông tư 06/2022/BXD.

Tại thông tư này, đường thoát hiểm PCCC được quy định một số vấn đề như sau:

  • Những lối ra được xem như lối thoát nạn: là lối từ gian phòng tầng 1 dẫn ra ngoài trực tiếp , qua hành lang, qua sảnh,.. hoặc dẫn ra từ các gian phòng bất kỳ (trừ tầng 1) đến buồng thang bộ, cầu thang bộ loại 3, vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ,.. hay các đường dẫn vào gian phòng liên kề trên cùng tầng mà từ gian này có các lối ra như trên,….
  • Các lối ra từ tầng hầm, tầng nửa hầm phải dãn trực tiếp ra ngoài và được ngăn cách với buồng thang bộ chung của nhà thì được coi là lối thoát nạn;
  • Lối thoát nạn không được có cửa cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay;
  • Số lượng và chiều rộng của các lối thoát hiểm được xác định bằng số lượng người thoát nạn lớn nhất có thể đi ngang qua chúng và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có người;
  • Tuỳ vào đặc điểm công trình, công năng sử dụng mà phải bố trí số lượng lối thoát nạn của gian phòng theo quy định tại mục 3.2.5; 
  •  Tuỳ vào từng kiến trúc công trình mà số lượng lối ra thoát nạn của tầng nhà khác nhau (quy định tại 3.2.6);
  • Ngoài ra còn phải đảm bảo chiều dài, chiều rộng, khoảng cách giữa 2 lối thoát nạn,.. phù hợp với từng loại công trình;
  • Các cửa sử dụng cho lối thoát nạn cũng được quy định nghiêm ngặt, tăng khả năng ứng dụng của hệ thống này;

Ngoài những quy định trên, lối thoát nạn còn có những quy định cụ thể hơn cho từng công trình, để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể, chủ sở hữu nên liên hệ tới đơn vị cung cấp dịch vụ PCCC uy tín, chất lượng, có chuyên môn sâu.

Xem thêm: Dịch vụ thi công hệ thống PCCC Tâm Bảo An

Quy định về đường thoát nạn

Đường thoát nạn là một phần trong lối thoát nạn, đường thoát nạn có yêu cầu như sau thuộc 3.3 Thông tư 06/2022/BXD :

  • Các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp tại TCVN 3890;
  • Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí cao nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ làm việ xa nhất tới lối thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn phải được hạn chế theo quy định về nhóm nguy hiểm cháy theo công năng, hạng nhà, số lượng người thoát nạn,… Đồng thời, chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng 3 lần chiều cao của thang đó;
  • Đường thoát nạn không bao gồm thang máy, thang cuốn và các đoạn đường khác nằm trong quy định tại 3.3.3 TT 06/2022/TT-BXD;
  • Vật liệu cấu tạo nên kết cấu của đường thoát nạn được thực hiện theo bảng B.8, Phụ lục B TT 06/2022/TT-BXD;
  • Tại đường thoát nạn không được phép bố trí thiết bị nhô ra khỏi mặt phẳng của tường trên độ cao nhỏ hơn 2m;
  • Chiều cao thông thuỷ của đường thoạ nạn không được nhỏ hơn 2m, và chiều rộng không được nhỏ hơn 1,2m; 0,7m; 1m tuỳ vào từng trường hợp quy định tại 3.3.6;
  • Trên sàn của đường thoát hiểm không có các gờ cao chênh lệch nhỏ hơn 45cm hoặc bố trí bậc thang nếu có giật cấp theo quy định;

Ngoài ra, còn một số quy định cụ thể của đường thoát nạn được yêu cầu tại điều 3.3  TT 06/2022/TT-BXD;

Xem thêm:   Lắp đặt đèn Exit: Tiêu chuẩn, hướng dẫn, báo giá lắp đặt

Quy định, thiết kế cửa thoát hiểm, cầu thang thoát nạn:

Kích thước, chiều rộng của lối thoát nạn thoát hiểm
Thiết kế lối thoát hiểm

Theo điều 3.2.10 và 3.2.11 của TT 06/2022TT-BXD có quy định về cửa thoat hiểm như sau:

  • Các cửa thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát nạn từ trong nhà ra ngoài, trừ các trường hợp không quy định chiều mở cửa là: các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4, các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, các phòng kho có diện tích không lớn hươn 200m2 và không có người làm việc thường xuyên,…
  • Các cửa phải được mở tự do mà không cần chìa;
  • Trong các công trình có chiều cao PCCC lớn hơn 15m thì cửa thoát nạn phải là cửa đặc hoặc cửa có kính cường lực;
  • Các cửa từ khu vực được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa tự động đóng và khe vphari được chèn kín;
  • Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài không cần tự đóng và không cần chèn kín khe cửa;
  • Các cửa thoát nạn từ tầng 4 trở lên cần đảm bảo thêm:
  • Khoá điện lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy hoạt động ngay cả khi mất điện;
  • Người sử dụng có thể quay trở lại phía trong nhà qua chính cửa vừa đi qua;
  • Có thể sử dụng cửa không cho phép quay lại nhưng phải được bố trí các điểm cụ thể theo quy định và có biển cảnh báo người sử dụng.

Những công trình nào cần trang bị lối thoát hiểm:

Tất cả các công trình xây dựng đều phải trang bị lối thoát hiểm, tuỳ thuộc vào công năng, số lượng người sử dụng, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ mà cần bố trí 1 đến vài lối thoát nạn theo quy định.

Các công trình bố trí 1 lối thoát nạn là: Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15m có diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2, đối với nhà có chiều cao PCCC từ 15-21m thì mỗi tầng có diện tích nhỏ hơn 200m2; toàn bộ nhà được lắp hệ thống chữa cháy Sprinkler; số người lớn nhất không qáu 20 người;…

Các công trình được bố trí từ 2 lối thoát nạn trở lên: Các phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời 15 người; các gian phòng khác có mặt từ 50 người trở lên; Các tầng nhà thuộc nhóm F1.1, F1.2, F2.2, F3, F4;…

Những thống kê trên chỉ là những trường hợp cơ bản cần phải trang bị lối thoát nạn theo số lượng yêu cầu, muốn biết công trình mình sở hữu thuộc nhóm nào hoặc có yêu cầu như thế nào về lối thoát nạn, quý khách hàng cần liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ PCCC uy tín, đảm bảo chất lượng.

Đơn vị cung cấp dịch vụ thi công thiết kế hệ thống lối thoát nạn uy tín:

đội ngũ nhân viên của công ty TNHH Tâm BẢo An có chuyên môn sâu, kinh nghiệm lâu năm sẽ đem lại cho quý khách dịch vụ thiết kế, thi công hệ thống lối thoát nạn đảm bảo, uy tín, đồng thời tư vấn hướng dẫn cặn kẽ nhất

Mọi chi tiết liên hệ

  • CÔNG TY TNHH TÂM BẢO AN
  • MST: 0313800188
  • Địa chỉ: Số 71/13 Liên Khu 5-11-12, Khu Phố 5, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • VPGD: Số 91 đường số 3 KDC Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 02866.818.660 – 0902.306.114
  • Email: tambaoanpccc@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *